Chúa Nhật 1 Mùa Chay
Bài Đọc I:
Genesis 9:8-15
II:
1Peter 3:18-22
Phúc Âm
Maccô 1:12-15
12 Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa.
13 Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày,
chịu Xa-tan cám dỗ,
sống giữa loài dã thú,
và có các thiên sứ hầu hạ Người.
14 Sau khi ông Gio-an bị nộp, Đức Giêsu đến miền
Ga-li-lê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa.
15 Người nói: "Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại
Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối
và tin vào Tin Mừng."
Chi Tiết Hay
- Thánh Mác-cô nói về Đức Giê-su bị cám dỗ một cách
ngắn gọn. Đối với thánh Mác-cô, sự "giằng co" giữa Đức
Giê-su và Xa-tan, giữa chính và tà, không có gì là quyết liệt.
- Con số "bốn mươi" thường xuyên dùng trong Kinh Thánh, như
với ông Môi-sê (Exod 24, 18) và tiên tri Ê-li-a (1 Kgs 19, 18), để diễn
tả một khoảng thời gian khá dài.
- Theo tiếng Hy-Lạp, Xa-tan có nghĩa là "Kẻ thù địch," kẻ phản
đối hay chống đối lại với chính nghĩa của con người.
- Dã thú (c. 1, 13) cũng có thể là
- Sự thất vọng
- Sự cô đơn
- Những người không lắng nghe tiêng Chúa
- Những người chống đối Chúa
- Những người có thể sẽ giết Chúa
Tóm lại, Đức Giêsu biết về những sự dữ Ngài phải đối diện.
- (c.14) "Sau khi ông Gio-an bị nộp" ý chỉ sứ-mạng của ông đã
được hoàn tất và sự rao giảng của Đức Giê-su được bắt đầu.
Sự việc Gio-an "bị nộp" như báo trước cuộc tử nạn và sự
thương khó của Đức Giê-su.
- (c.15) "Thời kỳ đã mãn" có nghiã rằng đặc điểm sứ
mạng của Chúa là tiếp nhận và rao giảng tin mừng. Tin Mừng
là: Sự thật, hy-vọng, bình an, lời-hứa, sự sống đời
đời, và sự cứu rỗi.
- (c.15) "Triều Đại Thiên Chúa" nói lên sự uy quyền của
Chúa, sự phán xét của đời sau, và quyền năng của nước
Chúa đối với mọi thụ tạo.
- (c.15) "Tin vào Tin Mừng" là tin vào Chúa Kitô
(người mang thông điệp từ Chúa Cha) và lời của Người.
Một Điểm Chính
Chúa Giê-su bắt đầu cuộc rao giảng của Ngài với lời hứa
là uy quyền của Thiên Chúa sẽ đến với những ai mở lòng
tiếp nhận Lời Ngài và con đường phục vụ trong yêu thương
của Ngài.
Suy Niệm
- Những tin mừng nào tôi được nghe từ Chúa Giê-su?
- Khi tôi dấn thân trong công tác mục vụ và phục vụ, tôi có
dành thời giờ để cải hóa chính tôi không?
- Những sự cám giỗ trong đời sống hằng ngày của tôi là
gì? Tôi thường phạm tội gì?
- Tôi cần làm gì để "ăn năn," "sám hối," và thoát bỏ khỏi
tội lỗi?
- Trong những sự cám giỗ hằng ngày, tôi có
nhận biết sự hiện diện và giúp đỡ của Chúa Thánh Thần
không?
Xin bổ túc thêm hoặc
Xem phần bổ túc tuần này
Đại Gia Đình Đồng Hành hợp soạn