Lễ Chúa Kitô Chịu Phép Rửa
Bài Đọc I:
Isaiah 42:1-4,6-7
II:
Acts 10:34-38
Phúc Âm
Mátthêu 3;13-17
13 Bấy giờ, Đức Giêsu từ miền Galilê đến sông Giođan, gặp ông Gioan để xin ông làm phép rửa cho mình.
14 Nhưng ông một mực can Người và nói: "Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi!"
15 Nhưng Đức Giêsu trả lời: "Bây giờ cứ thế đã, Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính". Bấy giờ ông Gioan mới chiều theo ý Người.
16 Khi Đức Giêsu chịu phép rửa xong, vừa ở dưới nước lên, thì kìa các tầng trời mở ra. Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người.
17 Và kìa có tiếng từ trời phán rằng: "Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người".
Chi Tiết Hay
- (c.14) Matthêu đã dựa vào Máccô để viết bài tường
thuật này. Cách diễn tả thẳng và thiếu khéo léo của
Máccô đã làm cho Giáo Hội sơ khai phải lúng túng không ít,
vì Đức Giêsu là Đấng vô tội thì không thể nào lại
phải nhận phép rửa tha tội của Gioan. Vì vậy Matthêu đã
bỏ đoạn của Máccô nói về sự tha tội và thêm cuộc đối
thoại giữa Đức Giêsu và Gioan.
- (c.15) "công chính" (có sách viết là "công lý") - câu này
làm ta liên tưởng đến đoạn Isaia 42:6 trong bài đọc thứ
nhất "Ta đã gọi ngươi trong công lý", có nghiã là để chu
toàn ý định của Ta về lịch sử cứu rỗi nhân loại. Vì
thế, việc Đức Giêsu nhận phép rửa của Gioan Tẩy Giả
đã được Thiên Chúa dự định trước trong kế hoạch của
Ngài, và để Đức Giêsu được giới thiệu như là người
tôi tớ của Yavê.
- (c.16) Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống trên Đức Giêsu là
dấu chỉ Ngài được xức dầu tấn phong là Đấng Mêsia
(CV 10:37-38)
- (c.17) "tiếng từ trời" - Theo Máccô, tiếng đó nói rằng
"Con là", nhưng trong Matthêu tiếng đó nói "Đây là" có ý
muốn giới thiệu cho những người khác đang hiện diện ở
đó rằng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa. Một lần nữa
Đức Giêsu được tỏ ra cho nhân loại, như một lễ Hiển
Linh thứ nhì.
Một Điểm Chính
Đức Giêsu được Cha giới thiệu là người Con duy nhất
hiểu ý Thiên Chúa. Ngài là "người tôi tớ", "ngưòi Con
yêu dấu", "người được chọn", người mà Thiên Chúa "hài
lòng".
Suy Niệm
- Hãy ý thức và suy niệm về Thánh Ý của Chúa trong cuộc
đời của bạn.
- Nhớ lại một lần bạn đã cảm thấy một cách thấm thía
Chúa yêu thương bạn.
Xin bổ túc thêm hoặc Xem phần bổ túc tuần này
Đại Gia Đình Đồng Hành hợp soạn