Chúa Nhật 3 Mùa Vọng
17 Tháng 12, 2000
Bài Đọc I: Zep 3:14-18
II:
Phil 4:4-7
Phúc Âm
Luca 3:10-18
10
Đám đông hỏi ông rằng: "Chúng tôi phải làm gì đây?"
11 Ông trả lời: "Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy".
12 Cũng có những người thu thuế đến chịu phép rửa. Họ hỏi ông: "Thưa thầy, chúng tôi phải làm gì?"
13 Ông bảo họ: "Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho mình".
14 Binh lính cũng hỏi ông: "Còn anh em chúng tôi thì phải làm gì?" Ông bảo họ: "Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy an phận với số lương của mình".
15 Hồi đó, dân đang trông ngóng, và trong thâm tâm, ai nấy đều tự hỏi về ông Gioan: biết đâu ông chẳng là Đấng Mêsia.
16 Ông Gioan trả lời mọi người rằng: "Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em bằng nước, nhưng có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa.
17 Tay Người cầm nia rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi".
18 Ngoài ra, ông còn khuyên dân nhiều điều khác nữa, mà loan báo Tin Mừng cho họ.
Chi Tiết Hay
Khi Gioan Tẩy Giả xuất hiện, ông loan báo "một phép rửa để tỏ lòng sám hối" (3:3). Khi ông rao giảng, ông kêu gọi mọi người "sinh hoa quả xứng với lòng sám hối" (3:8). Ở đây ta thấy nhiều nhóm khác nhau đến xin Gioan cắt nghiã rõ hơn họ phải đem lại những "hoa trái" nào.
Theo quan niệm Do Thái thời đó nếu một người nào có của cải gì nhiều thì tự đông người khác sẽ có ít đi. Và nếu ai có nhiều hơn nhu cầu của mình thì bị coi là tham lam, một điều đáng xấu hổ.
Dưới thời Đế quốc La Mã, những người thu thuế là dân bản xứ. Họ phải trả cho La Mã một món tiền để thầu được chức vụ này. Khi thu thuế của dân họ sẽ lấy lại số tiền vốn đó và nếu thu được hơn, họ sẽ được hưởng như tiền lời.
Những người lính này được hiểu là người Do Thái phục vụ cho ông vua bù nhìn Hêrôđê. Họ thường bị dân chúng khinh bỉ vì làm tay sai cho ngoại bang.
Cởi quai dép là nhiệm vụ của người đầy tớ. Con cái trong nhà không phải làm công việc này. Các đệ tử của các rabbi cũng không phải làm công việc này. Vì thế khi Gioan Tẩy Giả nhận mình không xứng đáng cởi quai dép cho Đức Kitô, ông tự xác nhận không phải là môn đệ của Đức Kitô, mà chỉ là đầy tớ hoặc thấp hơn nữa.
Một Điểm Chính
Những người sẵn sàng muốn hoán cải không phải là những lãnh đạo tôn giáo nhưng là những người đang bị khinh bỉ trong xã hội Do Thái thời đó.
Suy Niệm
Tham lam, ích kỵ và lạm quyền có ít nhiều vẫn là vấn đề đối với tôi chăng?
Ai đang là Gioan Tẩy Giả cho tôi trong lúc nàỵ Tôi có được mời gọi đóng vai trò này chăng?
Xin bổ túc thêm hoặc Xem phần bổ túc tuần này
Đại Gia Đình Đồng Hành hợp soạn