Lễ Giáng Sinh
25 Tháng 12, 2001
Bài Đọc I:
Isaiah 9:1-6
II:
Titus 2:11-14
Phúc Âm
Luca 2:1-14
1 Thời ấy, hoàng đế Augúttô ra chiếu chỉ, truyền kiểm
tra dân số trong khắp cả thiên hạ.
2 Đây là cuộc kiểm tra đầu tiên, được thực hiện
thời ông Quiriniô làm tổng trấn xứ
Xyria.
3 Ai nấy đều phải về nguyên quán mà khai tên tuổi.
4 Bởi thế, ông Giuse từ thành Nadarét, miền Galilê, lên
thành Bêlem, miền Giuđê, là thành vua
Đavít, vì ông thuộc về nhà và gia tộc vua Đavít.
5 Ông lên đó khai tên cùng với người đã đính hôn với
ông là bà Maria, lúc ấy đang có thai.
6 Khi hai người đang ở đó, thì bà Maria đã tới ngày mãn
nguyệt khai hoa.
7 Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm
trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm
được chỗ trong nhà trọ.
8 Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài
đồng và thức đêm canh giữ đàn
vật.
9 Và kìa sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của Chúa
chiếu tỏa chung quanh, khiến họ kinh
khiếp hãi hùng.
10 Nhưng sứ thần bảo họ: "Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho
anh em một tin mừng trọng đại,
cũng là tin mừng cho toàn dân:
11 Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong
thành vua Đavít, Người là Đấng
Kitô Đức Chúa.
12 Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp
thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong
máng cỏ".
13 Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất
tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng:
14 Vinh danh Thiên Chúa trên trời. bình an dưới thế cho
loài người Chúa thương.
Chi Tiết Hay
- (c. 2) Quirinius: Thống đốc của Syria trong các năm 6 và 7.
Khó có thể xác định một cách chính
xác năm sanh của Đức Giêsu vì cuộc kiểm tra nhắc
đến trong đoạn Phúc Âm này xảy ra sau
năm 6, trong khi Phúc Âm Thánh Luca (1:5) kể lại sự Giáng
Sinh của Đức Giêsu xảy ra dưới
thời Vua Hêrôđê, người đã trị vì từ năm 37 cho
đến năm thứ 4 trước Công Nguyên
và đã mất trước khi Quirinius lên cai trị Syria.
- (c. 3) Nazarét là một làng trong xứ Galilê, cách biển
hồ Galilê 15 dặm về phía tây nam.
Bethlehem có nghĩa là "nhà chứa bánh" và là đất tổ
của dòng dõi vua Đavít.
- (c. 7) Con đầu lòng được coi như là một ngôi thứ
đặc biệt trong luật Môisen. Người
KiTô hữu hiểu rằng Đức Giêsu là "trưởng tử giữa
một đàn em đông đúc" (Rom
8:29) theo ý nghĩa thiêng liêng.
- Tã lót và máng cỏ là biểu hiệu của sự nghèo khó.
Không có chỗ trú trong quán trọ và phải
dùng máng cỏ là hai sự kiện cho thấy Thánh Giuse và Mẹ
Maria đã nghỉ đêm ở nơi chuồng
súc vật.
- Máng cỏ là nơi để đồ ăn. Chúa nằm trong máng cỏ là
thức ăn nuôi sống muôn dân.
[JEROME]
- (cc.13-14) Các thiên thần hát khen với những lời vinh
danh cao cả nhất dành cho Chúa Hài
Đồng, dù Người đã đến thật khiêm tốn.
- Giới chăn chiên là hạng người nghèo, vô học, thường
bị tình nghi ăn cắp, và được xếp
hạng thấp nhất trong xã hội chung với kẻ thu thuế cho
quân địch và chung vơí bọn đĩ điếm
[FULLER]. Vua David khi còn nhỏ, trước khi được chọn làm
vua, cũng đi chăn chiên. Vậy sự
hiện diện của các mục đồng có hai ý nghĩa: Chúa đến
với người nghèo, và Chúa giống
vua David.
Một Điểm Chính
Đoạn Phúc Âm này kể lại sự ra đời một cách khiếm tốn
của Đức Giêsu, Đấng Cứu Tinh
của nhân loại. Người được sinh ra trong cảnh cơ hàn và
được đón mừng bởi những kẻ
nghèo hèn nhất. Tuy nhiên, sự Giáng Sinh của Người lại
được các thiên thần loan báo là "Tin
Mừng đến với mọi dân tộc".
Suy Niệm
- Tôi đã đón nhận Tin Mừng về Đấng Cứu Tinh của nhân
loại và của chính cá nhân tôi
như thế nào?
- Khi đã quyết tâm theo Đức Kitô, tôi làm thế nào để
đến với những người thấp hèn
hay "nghèo khó" trong mọi khía cạnh của đời sống, và
những người đang đau khổ về thể
xác hoặc tinh thần? Tôi sẽ đem "Tin Mừng" đến với họ
bằng cách nào?
- Tôi có sẵn sàng bỏ đi những gì tôi đang có, như Đức
Kitô đã từ bỏ ngai vị của
Người trên Trời, để đến với những người thấp
hèn và nghèo khó nhất? Bỏ dời
sống vật chất của tôi? Bỏ thời giờ của tôi? Bỏ
sự thoải mái dễ chịu của cá nhâ n tôi?
Xin bổ túc thêm hoặc Xem phần bổ túc tuần này
Đại Gia Đình Đồng Hành hợp soạn